Bị cúm khi mang thai là nỗi lo lắng của nhiều bà bầu, không biết có nguy hiểm gì cho thai nhi không và có phải bỏ thai hay không. Khi mang thai bà bầu không được dùng thuốc mà phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ, vì hầu hết các loại thuốc đều gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Vậy bị cúm khi mang thai có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?
Bị cúm khi mang thai có nguy hiểm không?
Mang thai bị cúm có ảnh hưởng gì không?
Virus cúm và các loại virus khác đều gây dị tật cho thai nhi, nếu bà bầu bị cúm trong 3 tháng đầu mang thai thì nguy hiểm này càng tăng cao. Tuy nhiên, không phải loại virus nào cũng gây dị tật. Một số nghiên cứu cho biết, virus gây bệnh Rubella có khả năng gây dị tật tỉ lệ cao nhất là trong giai đoạn đầu mang thai, có thể gây tổn thương hệ thần kinh và mắt. Do đó, các bác sĩ sản khoa đều có lời khuyên trong thời kì mang thai không may nhiễm Rubella nên phá thai.
Bị cúm khi mang thai có nguy hiểm không? Khi bà bầu bị cúm tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sốt có thể dẫn tới thai chết lưu hoặc sảy thai. Bình thường khi mang thai, cho dù người mẹ không có bệnh gì trong lúc mang thai thì tỷ lệ dị tật ở thai nhi chiếm khoảng 1-2%, do đó những thai nhi dị tật ở những bà mẹ bị cúm trong thời kì đầu mang thai có thể không phải do virus cúm gây ra.
Mang thai bị cảm cúm phải làm sao? Bà bầu bị cúm khi mang thai cũng không nên lo lắng quá, vì có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất nên tới những cơ sở y tế để được bác sĩ khám và có hướng điều trị phù hợp, nên đi khám thai định kỳ để được theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng siêu âm.
Với công nghệ hiện đại, máy siêu âm 4D bác sĩ có thể phát hiện sớm các dị tật ở thai nhi như thoát vị cột sống, thai sứt môi, khoèo chân tay…trong trường hợp cần thiết phải bỏ thai hay không cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa sản.
Hướng dẫn điều trị cảm cúm cho bà bầu
Mang thai bị cảm cúm nên uống thuốc gì? Dưới đây, là những mẹo vặt dân gian chữa cảm cúm cho bà bầu hiệu quả:
Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá tía tô, kinh giới mỗi thứ 20g, cam thảo 3g. Cho những nguyên liệu trên vào đun sôi lấy nước uống.
Bài thuốc 2: Lấy những loại lá như: Lá húng quế, tía tô, bạc hà, rau tần, ngổ, riềng, gừng, hành, chanh…rửa sạch, cho vào xoong đổ nước đun sôi. Sau đó chùm kín chăn, mở hé nắp nồi và xông hơi. Sau khi xông hơi xong uống một ly nước chanh muối. Thực hiện 2-3 lần sẽ thấy dễ chịu.
Bài thuốc 3: Nếu bị cảm cúm nhẹ chỉ cần ăn cháo trứng còn nóng cùng chút hành, tía tô để cơ thể toát mồ hôi là được.
Cách phòng tránh cảm cúm khi mang thai, bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tăng cường ăn các loại quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Có thể uống nước mật ong gừng hoặc nước chanh ấm, súc miệng nước muối thường xuyên.
- Nên mang theo áo mưa, ô khi ra ngoài trời để tránh mưa và nắng to có thể gây cúm.
- Tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm vì có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Không nên ngủ gần quạt và tiếp xúc nhiều với gió, vào mùa đông nên mặc ấm khi ra ngoài và đi ngủ.
Để có thai kì khỏe mạnh bên cạnh những tư vấn về “Bị cúm khi mang thai có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm, phòng tránh cảm cúm khi mang thai” Các bạn có thể tìm hiểu thêm: 5 việc bạn cần làm trước khi mang thai & 5 sai lầm cơ bản của mẹ bầu khi mang thai