Mang thai là khoảng thời gian ý nghĩa và hạnh phúc nhất của người phụ nữ, mang trong mình một mầm sống mới. Chắc hẳn bạn sẽ rất tò mò không biết quá trình phát triển của bé theo từng tháng như thế nào đúng không? Vậy hãy cùng kienthucgioitinh.org khám phá quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi nhé.
Quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi
Tháng đầu tiên
Thai nhi tháng thứ nhất của thời kì thai nghén, cơ thể thai nhi rất bé được gọi là phôi thai. Phôi thai trong tháng đầu tiên nặng khoảng 2g và có chiều dài 1cm. Trong giai đoạn này cổ và khuôn mặt được hình thành đầu tiên, sau đó các bộ phận khác như tim, mạch máu, dạ dày, gan và phổi cũng dần được hình thành rõ ràng.
Tháng thứ 2
Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ hai, thai nhi có chiều dài phôi thai 4cm, nặng khoảng 15cm và bắt đầu có tim thai. Trong giai đoạn này, tử cung của người mẹ vẫn chưa sờ được bên ngoài thành bụng.
Tháng thứ 3
Sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi, trong giai đoạn này bắt đầu phát triển mí mắt, xuất hiện cơ quan sinh dục, ngón tay, ngón chân đã phân biệt rõ ràng có móng, lúc này chiều dài phôi thai khoảng 100g.
Tháng thứ 4
Quá trình phát triển của thai nhi theo từng tuần, ở tháng thứ 4 thai nhi dài khoảng 16cm, nặng 120g, lông mi, tóc và móng bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này da bé rất mỏng, đặc biệt trong thai nhi tuần thứ 16 đã có phản xạ bú theo quan sát hình ảnh thai nhi tuần thứ 16 qua siêu âm có thể thấy bé mút ngón tay cái.
Tháng thứ 5 + 6
Quá trình phát triển thai nhi trong tuần thứ 20, lúc này mẹ có thể cảm nhận được những cử động của bé. Thai nhi trong tháng thứ 6 có lớp da dày hơn, xuất hiện lớp mỡ dưới da, cử động tốt hơn, phản xạ tốt, chiều dài khoảng 30cm và nặng 700g.
Tháng thứ 7
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 28 cân nặng khoảng 1000g, trong giai đoạn này thính giác bắt đầu phát triển, từ tháng thứ 8 bé có thể lắng nghe được những âm thanh bên ngoài cơ thể mẹ, mọi hoạt động của mẹ đều có tác động tới sự phát triển trí não của bé. Vì vậy, trong giai đoạn này mẹ nên cho bé lắng nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, tuy nhiên không nên nghe nhạc quá mạnh có thể thay đổi nhịp thở của bé.
Tháng thứ 8
Thai nhi tuần 32 bắt đầu xoay xuống, phần đầu, thân mình tương xứng nhau. Vào cuối tuần thứ 36 thai nhi cân nặng khoảng 2700g, phát triển lớp mỡ hai bên gò má và các lớp cơ vì vậy trong giai đoạn này mặt bé trông rõ nét và hoàn thiện hơn.
Thai nhi tuần thứ 38
Sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối cùng, trong giai đoạn này bé chuẩn bị chào đời. Cân nặng khoảng 3.100 gram, lượng mỡ dự trữ được tích lũy nhưng chậm hơn, trong tháng cuối cùng thai nhi có thể tăng hoặc giảm cân ít.
Không nên bỏ qua một số kiến thức bổ ích khi mang bầu khác:
Trong quá trình mang thai tình trạng sức khỏe của mẹ và bé có mối quan hệ mật thiết với nhau, do đó bà mẹ nên chú ý giữ gìn sức khỏe tốt, chế độ ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi hợp lý để bé được phát triển một cách toàn diện nhé. Hy vọng, với những chia sẻ về quá trình phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi ở trên có thể giúp ích cho các bạn.