Thai chết lưu là trường hợp trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong tử cung, nhưng không phát triển được thành thai nhi trưởng thành bị chết và lưu lại trong tử cung trong vòng 48 giờ. Việc nắm rõ những dấu hiệu nhận biết thai chết lưu sớm và chính xác là vô cùng cần thiết, để có cách xử lý kịp thời nếu không sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.
Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu sớm
Tử cung không phát triển
Thông thường thì thai nhi phát triển, tử cung của người mẹ cũng phát triển theo. Trong trường hợp tử cung không phát triển, chứng tỏ thai chết lưu. Trong những lần khám thai định kì bác sĩ sẽ kiểm tra độ tăng trưởng của tử cung, nếu tử cung không theo kịp tốc độ phát triển của thai kì có thể do gặp vấn đề nào đó. Sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ có kết luận về nguyên nhân tử cung không ngừng mở rộng.
Thai nhi không chuyển động
Một trong những dấu hiệu nhận biết thai chết lưu điển hình nhất đó là thiếu chuyển động của thai. Khi không cảm nhận được chuyển động của thai có thể là do dấu hiệu của thai lưu. Vì vậy, bà bầu nên đếm số lần thai máy hàng ngày, để đếm số lần thai chuyển động người mẹ nằm nghiêng một bên rồi bên và cảm nhận chuyển động của thai nhi.
Không nghe được tim thai
Khám thai định kì để kiểm tra nhịp tim của thai, có nhiều trường hợp khó kiểm tra nhịp tim nhưng bác sĩ vẫn tiếp tục đo tim thai cho tới khi tìm được nghe được. Trường hợp không nghe được tim thai, thai phụ sẽ tiến hành làm xét nghiệm và tìm hiểu nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là thai chết lưu.
Một số triệu chứng như: Nặng bụng, ra máu đen, mất cảm giác nghén…
Thai chết lưu có biểu hiện như thế nào? Hầu hết những trường hợp được chẩn đoán thai chết lưu đều có triệu chứng: Tức bụng, nặng bụng, ngực mềm không căng tức, tâm trạng lo lắng, tiết sữa non bất thường, ra máu đen…Tuy nhiên những triệu chứng này cũng là dấu hiệu điển hình chửa ngoài dạ con nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Ảnh hưởng của thai chết lưu
Thai chết lưu có nguy hiểm không? Thai chết lưu sẽ bị vỡ nước ối sớm khi chưa có dấu hiệu sinh, ở nơi màng ối rách vi khuẩn vào buồng ối và dạ con gây nhiễm trùng, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người mẹ. Mặc dù thai chết lưu có màng ối bảo vệ nên thực chất là vô khuẩn, chưa ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như tính mạng của người mẹ.
Xử trí khi có dấu hiệu thai lưu
Làm gì khi thai chết lưu? Sau khi thai chết lưu quá non khoảng 1-2 tháng, có thể tự tiêu biến, nếu thai đã lớn khoảng 3-6 tháng rất dễ sảy thai hoặc đẻ chỉ huy nếu trên 6 tháng.
Nong cổ tử cung hoặc nạo thai được áp dụng trong trường hợp thai chết lưu mà có thể tích tử cung bé hơn tử cung thai 3 tháng hoặc có chiều cao tử cung dưới 8cm. Sảy thai hoặc chuyển dạ áp dụng trong tất cả những trường hợp thai chết lưu mà không nạo thai, nong thai được.
Hy vọng, với những thông tin về những dấu hiệu nhận biết thai chết lưu sớm và chuẩn xác ở trên. Có thể giúp bạn sớm nhận biết và có cách xử lý kịp thời khi gặp phải tình trạng thai chết lưu nhé.