Trong thời kỳ thai nghén, chắc chắn bà bầu nào cũng tò mò muốn biết về sự phát triển cũng như cân nặng và kích thước của thai nhi qua mỗi tuần thai. Những thông tin chia sẻ về cân nặng và chiều dài của thai nhi theo tuần tuổi chuẩn nhất sau đây sẽ giúp các mẹ theo dõi, tưởng tượng sự phát triển của con mình.
Căn nặng và chiều dài của thai nhi theo tuần tuổi
Bảng cân nặng và kích thước chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi
Thông thường, trước 20 tuần tuổi, thai nhi nằm trong bụng mẹ theo tư thế cuộn tròn, cho nên chiều dài sẽ được tính từ đầu đến mông. Sao 20 tuần tuổi thì sẽ được tính từ đỉnh đầu đến gót chân.
Mỗi thai nhi có một mức độ phát triển không giống nhau. Do đó, bảng cân nặng và kích thước của thai nhi theo tuần tuổi này chỉ mang tính tương đối và tham khảo. Để biết được chính xác, thai phụ và người thân hãy hỏi bác sĩ khi đi khám thai định kỳ.
Mức tăng cân chuẩn chuẩn cho thai phụ
Sự tăng cân của thai phụ trong suốt thời gian mang thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cân nặng và kích thước của thai nhi. Vậy thai phụ nên tăng bao nhiêu cân trong thời gian mang thai là an toàn và hợp lý:
- Mức tăng cân của thai phụ được tính theo công thức: BMI = trọng lượng/(chiều cao)2
- Nếu bình thường, thai phụ có chỉ số BMI khoảng từ 18,5 – 24,9 thì trong suốt thời gian mang thai nên tăng khoảng 9 – 12kg là vừa.
- 3 tháng đầu: 1,5 – 2kg.
- 3 tháng giữa và cuối tăng khoảng: 1 – 2kg/tháng.
- Nếu mang thai đôi, mức tăng trung bình nên dao động từ 16 – 20kg.
- Nếu trước khi mang thai, thai phụ thuộc tạng người béo hoặc thừa cân thì nên tăng khoảng 200 – 300g/tuần là vừa.
- Còn nếu bị thiếu cân thì 3 tháng đầu nên tăng khoảng 2,5kg và trung bình khoảng 500 – 600kg/tuần.
Ngoài ra, để giúp các mẹ mường tượng rõ hơn về kích thước bé yêu của mình, chúng tôi xin chia sẻ sự so sánh thai nhi với các loại hoa quả:
Hy vọng, với những chia sẻ về bảng cân năng và kích thước chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi và mức tăng cân hợp lý cho bà bầu, các thai phụ sẽ chú ý chế độ ăn uống và tập luyện để có mức tăng cân bình thường, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời tránh những biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiểu đường, thai nhi quá to hoặc suy dinh dưỡng, sinh non, sảy thai….
Tìm hiểu thêm:
- 5 loại thực phẩm giá trị hơn thuốc bổ cho bà bầu
- 4 món ăn giúp mẹ bầu sinh thường nhanh hơn, dễ hơn
- 6 nguyên nhân gây sẩy thai thường gặp