Bà bầu hay bị đau bụng có sao không, có nguy hiểm không? Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng là gì? Đau bụng khi mang thai, khi nào thì cần đến gặp bác sĩ? Lần đầu mang thai, các bà bầu thường rất nhạy cảm với những cơn đau bất thường, nhất là ở vùng bụng. Tuy nhiên không phải cơ đau bụng nào cũng nguy hiểm. Sau đây chúng tôi sẽ giúp các bà bầu nhận biết đâu là cơn đau bụng bình thường và đâu là những cơn đau bụng nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ khi mang thai.
Đau bụng khi mang thai: Khi nào thì cần đến gặp bác sĩ?
Những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai bình thường
+ Đầy bụng, khó tiêu
Rất nhiều bà bầu bị đau tức bụng do đầy bụng, khó tiêu. Sở dĩ có nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu hoặc suốt thai kỳ này là do áp lực của thai nhi lên thành dạ dày và sự thay đổi hormone khiến cơ dạ dày mềm ra làm quá trình tiêu hóa chậm hơn bình thường. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu có thể ngậm kẹo bạc hà, uống một cốc nước gừng ấm hoặc nước củ cải ép…..
+ Táo bón
Có khoảng 97% bà bầu gặp phải nguyên nhân gây đau bụng âm ỉ khi mang thai này. Bà bầu thường bị táo bón khi mang thai là do:
- Cơ thể sản sinh ra nhiều hormone làm mềm thành ruột, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi;
- Sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bàng quang;
- Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, tâm lý ngại vận động, thói quen uống ít nước,…
- Do uống viên sắt và canxi bổ sung…
Tình trạng táo bón khi mang thai tuy là hiện tượng phổ biến, nhưng nếu kéo dài có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ và thai nhi. Do đó, để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai này, bà bầu nên:
- Uống nhiều nước. Đặc biệt tránh những loại nước có tác dụng lợi tiểu như nước có ga, cafe, trà, cồn….
- Bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả tươi, sữa chua vào thực đơn hằng ngày.
- Vận động nhẹ nhàng và massage vùng bụng. Nên tập yoga và đi bộ…
- Không nhịn khi buồn đi vệ sinh và không tự dùng thuốc khi bị táo bón.
+ Đau dây chằng
Thỉnh thoảng thai phụ sẽ phải chịu những cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở một hoặc hai bên bụng, bẹn, vùng bụng dưới,…khi mang thai ở những tháng đầu tiên. Nguyên nhân của những cơn đau nhói vùng bụng dưới khi mang thai này là do các dây chằng tử cung giãn ra để giúp tử cung mở rộng và tạo không gian thoải mái cho thai nhi. Những cơ đau này thường xuất hiện khá đội ngột.
Để khắc phục và hạn chế những cơn đau dây chằng này, bầu bầu hãy:
- Sử dụng đai đỡ bụng khi phải đứng lâu hoặc di chuyển nhiều.
- Đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày.
- Ngưng vận động, nghỉ ngơi và chườm nóng khi thấy cơn đau xuất hiện.
- Thay đổi tư thế ngồi hoặc nằm để giảm cơn đau. Nếu cơn đau không dứt thì hãy đến gặp bác sĩ.
+ Cơn gò chuyển dạ Braxton Hicks
Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng khi mang thai này thường xuất hiện vào tuần 37 của chu kỳ. Đây là thời điểm tử cung bắt đầu siết chặt và co thắt lại để chuẩn bị cho việc sinh nở. Vì vậy, nếu thấy những cơn đau bụng co thắt đi kèm đau lưng dưới diễn ra thường xuyên (khoảng 4 lần/giờ) thì hãy đến bệnh viện để đề phòng chuyển dạ bất ngờ nhé.
Những cơn đau bụng khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ
+ Mang thai ngoài tử cung
Dấu hiệu nhận biết nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai nguy hiểm cần đến gặp bác sĩ sớm này là:
- Đau nhói hoặc đau âm ỉ ở bụng, đau khi đi tiểu hoặc vận động nhẹ nhàng.
- Chảy máu âm đạo ồ ạt.
- Tim đập nhanh, thở dốc và shock….
Khi thấy có những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung này hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ kịp thời xử lý. Nếu chậm trễ sẽ gây nguy hiểm tính mạng cho thai phụ. Cách ngăn ngừa tình trạng này là ngay từ những tháng đầu tiên, thai phụ nên đi khám thai định kỳ thường xuyên.
+ Sinh non hoặc sảy thai
Để nhận biết nguyên nhân khiến thai phụ đau bụng khi mang thai này, hãy chú ý đến những cơn đau co thắt kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, hiện tượng xuất huyết và dịch tiết âm đạo bất thường, chuột rút, đau lưng và vùng chậu…..Đồng thời đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
+ Nhau bong non
Các triệu chứng của nguyên nhân gây những cơn đau bụng cảnh báo nguy hiểm ở bà bầu này thường khá khác nhau. Nhưng nếu thấy đau bụng đi kèm với hiện tượng xuất huyết, dịch tiết âm đạo bất thường, thiếu nước, chuột rút, thai nhi không hoạt động,….thì hãy đến bệnh viện chuyên khoa ngay lập tức.
+ Các nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng khi mang thai cần đến gặp bác sĩ sớm khác: Tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiểu, ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, viêm gan, u xơ tử cung, sỏi thận, bệnh túi mật, tắc ruột và một loại virus dạ dày…..
Hy vọng những chia sẻ về hiện tượng đau bụng khi mang thai: khi nào cần đến gặp bác sĩ? Những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai thường gặp, trên đây sẽ giúp chị em thai phụ dễ dàng nhận biết những cơn đau và đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, nên tìm hiểu thêm hiện tượng xuất huyết, chảy máu khi mang thai để phòng ngừa những biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhé.