Rất nhiều chị em phụ nữ bị đau bụng kinh từ âm ỉ đến dữ dội trong ngày “đèn đỏ”. Và một trong những cách giảm đau bụng kinh thường được chị em sử dụng là uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu sử dụng những loại thuốc này trong một thời gian dài sẽ để lại những hậu quả nguy hiểm không ngờ. Sau đây là những tác hại của việc lạm dụng thuốc giảm đau trong ngày “đèn đỏ” chị em nên biết.
Tác hại của thuốc giảm đau bụng kinh
Tuy rằng hiện nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy thuốc giảm đau bụng kinh là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh. Tuy nhiên việc lạm dụng những loại thuốc giảm đau bụng kinh ngày sẽ không chỉ gây rối loạn kinh nguyệt mà còn làm chậm trễ việc phát hiện, điều trị những bệnh phụ khoa là nguyên nhân gây đau bụng kinh, trong đó có những bệnh gây vô sinh – hiếm muộn.
Đặc biệt, tác hại của việc làm dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ” trong một thời gian dài còn khiến niêm mạc tử cung bị dày lên, gây khó khăn cho việc trứng làm tổ sau khi được thụ tinh. Từ đó, có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn ở phụ nữ.
Ngoài ra, những loại thuốc giảm đau này có có tác dụng phụ là gây viêm loét dạ dày, nhiễm độc gan, suy thận, sỏi thận…..Do đó, chị em phụ nữ nên hạn chế sử dụng những loại thuốc giảm đau bụng kinh này. Đồng thời, đến gặp bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân gây bụng kinh và được tư vấn cách điều trị, hạn chế hợp lý nhất. Và kết hợp với những biện pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả như:
- Nghỉ ngơi và tránh lao động nặng trong ngày hành kinh.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần bụng. Có thể chườm nóng nếu quá đau bụng. Đồng thời nên uống và ăn những thực ẩm có tính ấm.
- Giã gừng tươi lấy nước cốt để massage bụng.
- Uống nhiều nước. Đồng thời không nên ăn ngọt, cay hoặc thực ẩm có tính lạnh.
- Đến gặp bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông Y để khám và điều trị hợp lý.
Tóm lại, uống thuốc giảm đau bụng kinh có vô sinh không, có nguy hiểm không? việc lạm dụng thuốc giảm đau bụng kinh trong một thời gian dài có thể coi là nguyên nhân gián tiếp khiến phụ nữ bị vô sinh – hiếm muộn. Do đó, nếu bị đau bụng kinh đến mức phải uống thuốc thì hãy đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân gây đau bụng kinh và có cách khắc phục đau bụng kinh hiệu quả nhất.