Siêu âm thai là việc làm rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên không phải cứ siêu âm nhiều là tốt. Vì vậy bà bầu cần nắm rõ lịch siêu âm thai định kì và cách đọc kết quả siêu âm thai dưới đây để có một thai kì khỏe mạnh nhé.
Lịch siêu âm thai định kì
Siêu âm thai như thế nào? Đó là hình thức khám thai bằng cách thu lại những hình ảnh trong tử cung của mẹ và phát trực tiếp lên hình. Quan hình ảnh, sẽ nhận biết được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Hiện nay, có những loại siêu âm thai như sau:
- Siêu âm thai 2D là siêu âm 2 chiều, chỉ với hình ảnh trắng đen để chẩn đoán có thai hay không.
- Siêu âm thai 3D là siêu âm 3 chiều, có hình ảnh đúng với kích thước thật của thai nhi. Dễ dàng phát hiện dị tật của thai.
- Siêu thai 4D thực chất vẫn là siêu âm 3D, tuy nhiên có hình ảnh động.
Lịch khám thai định kỳ đầy đủ
Dưới đây, là hướng dẫn lịch khám thai định kì hợp lý nhất cho bà bầu:
Khám thai lần 1
Sau khi chậm kinh 3 tuần, xuất hiện những triệu chứng điển hình mang thai, người mẹ cần đi khám thai lần đầu để xác định xem có mang thai hay không và siêu âm. Trong lần khám này người mẹ cần làm xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ phát hiện ra những bệnh lý của người mẹ kem thai như cao huyết áp, tiểu đường…từ đó sẽ tư vấn xem có tiếp tục giữ thai hay không, cách điều trị và dưỡng thai, đặt lịch khám tiếp theo.
Khám thai lần đầu ở đâu tốt? Bạn nên chọn những bệnh viện tuyến trung ương chuyên khoa phụ sản như: Bệnh viện phụ sản Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai…hoặc những phòng khám uy tín.
Khám thai lần 2
Nên khám thai lần 2 khi nào? Khi thai khi vào giữa tuần 11 và 12, sản phụ cần đi khám thai lần 2. Trong lần khám thai này bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai và xem thai nhi có phát triển bình thường không.
Thai nhi tuần 10 đến tuần thứ 14, bà bầu nên siêu âm 3D hoặc 4D để phát hiện sớm bệnh Down bằng cách đo khoảng dày vùng gáy.
Khám thai lần 3
Trong lần khám thai này bác sĩ sẽ thăm khám thông thường và theo dõi tình hình thai nhi. Dựa trên tình hình sức khỏe của thai phụ, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.
Thai nhi tuần thứ 15 và 19 của thai kì sẽ được chẩn đoán chính xác dị tật, dị dạng tương đối rõ ràng. Khi thai càng lớn sẽ càng khó quan sát hơn. Khi theo dõi được sự phát triển của thai nhi, bà bầu sẽ có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt.
Khám thai lần 4
Khi thai nhi được 21-22 tuần, sản phụ cần đi siêu âm thai để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi. Trong thời gian này có thể siêu âm 3D hoặc 4D để phát hiện những bất thường.
Khám thai lần 5
Trong lịch khám thai đầy đủ cho bà bầu ở lần thứ 5 này, người mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi 1 hoặc mũi nhắc lại nếu sinh lần thứ 2.
Khám thai lần 6
Định kì siêu âm thai nhi trong lần này sản phụ vẫn tiếp tục khá, theo dõi và siêu âm lần cuối cùng. Trong lần khám tuần thứ 31 và 32 này người mẹ sẽ tiến hành tiêm mũi uốn ván thứ 2.
Khám thai lần 7
Khi thai nhi bước sang tuần thứ 36, sản phụ cần đi khám để được theo dõi. Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh là sinh thường hay mổ đẻ.
Trong các thời kì siêu âm thai thì lần khám thai thứ 7 rất quan trọng, không chỉ xác định cách thức sinh mà bác sĩ sẽ tư vấn nên lựa chọn cơ sở nào để sinh tùy theo tình hình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu khám, làm xét nghiệm, siêu âm thai để theo dõi những biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối…trong những tuần cuối cùng của thai kì.
Hướng dẫn đọc kết quả siêu âm thai
Có nhiều bà bầu sau khi siêu âm nhưng lại không hiểu rõ được kết quả siêu âm, dưới đây là cách đọc kết quả siêu âm thai cực chuẩn:
Ký hiệu chỉ các thông số quan trọng của thai nhi:
- BPD: Đường kính lưỡng đỉnh.
- TTD: Đường kính ngang bụng.
- APTD: Đường kính trước và sau bụng.
- CER: Đường kính tiểu não.
- THD: Đường kính ngực.
- TAD: Đường kính cơ hoành.
- APAD: Đường kính bụng từ trước tới sau.
- GS: Đường kính túi thai.
- OFD: Đường kính xương chẩm.
- AC: Chu vi bụng.
- HC: Chu vi đầu.
- AF: Nước ối.
- AFI: Chỉ số nước ối.
- BD: Khoảng cách hai mắt.
- FTA: Thiết diện ngang thân thai.
- FL: Chiều dài xương đùi.
- CRL: Chiều dài đầu mông.
- HUM: Chiều dài xương cánh tay.
- Ulna: Chiều dài xương khuỷu tay.
- Tibia: Chiều dài xương ống chân.
- Radius: Chiều dài xương quay
- Fibular: Chiều dài xương mác
- EFW: Trọng lượng thai ước đoán.
- GA: Tuổi thai.
- EDD: Ngày dự sinh.
Các thuật ngữ liên quan khác:
- LMP: Giai đoạn kinh nguyệt cuối.
- BBT: Nhiệt độ cơ thể cơ sở.
- FBP: Sơ lược tình trạng lý sinh của thai.
- FG: Sự phát triển thai.
- OB/GYN: Sản/phụ khoa.
- FHR: Nhịp tim thai.
- FM: Sự di chuyển của thai.
- FBM: Sự dịch chuyển hô hấp.
- FT: Đánh giá mức độ nhau thai.
Kienthucgioitinh.org hy vọng, với những chia sẻ về lịch siêu âm thai định kì và cách đọc kết quả siêu âm thai đầy đủ và hợp lý ở trên, sẽ giúp ích cho các bạn những thông tin bổ ích và có một thai kì khỏe mạnh nhé. Bên cạnh đó các bạn không nên bỏ qua: Đoán chính xác giới tính thai nhi không cần siêu âm & Chế độ dinh dưỡng khi mang thai